Thành viên, Đăng nhập   Đăng ký tài khoản
   facebook    RSS    sitemap

 TRANG CHỦ   >  PHÒNG BAN CHỨC NĂNG  >  PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
Đăng vào Thứ sáu, ngày 09/12/2016
FaceBook Google Twitter | In bài viết

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

Tên đơn vị:                

PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG (Nursing Department)

                               Điện thoại: 02803862901

Email:phongdieuduongbvctn@gmail.com

Lãnh đạo Phòng:

- Trưởng phòng: ThS QLBV. Trần Thị Loan

     Số ĐT: 0983254174; Email: tranloanpddbvc@gmail.com

 

 

- Phó trưởng phòng:  CKI ĐD.  Lưu Thị Minh Khanh    

     - Số ĐT: 0985593578; Email:  luukhanh1971@gmail.com

 

 

          - Phó trưởng phòng: ThSQLBV.  Nguyễn Thị Thu Hằng      

                       Email: ntth.bvc@gmail.com                  

                  

 

 

          - Điều dưỡng phụ trách khối:

                        - CN. Nguyễn Thị Thuý Hà         - CN. Tạ Thị Thu

                        - CN. Nguyễn Thị Thanh Bình    - CN. Nguyễn Thị Hải Yến

II. Cơ cấu tổ chức và hoạt động:

1. Tổ chức

- Phòng Điều dưỡng Bệnh viện C thành lập tháng 01/1991, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc (có 01 Phó Giám Đốc chỉ đạo trực tiếp hoạt động Điều dưỡng), hoạt động độc lập và cho đến nay Phòng có 07 thành viên (01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng và 04 Điều dưỡng phụ trách các Khối).

2. Nhiệm vụ

a) Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dưỡng trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

b) Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh theo quy định;

c) Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồng Điều dưỡng xem xét và giám đốc bệnh viện phê duyệt;

d) Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn;

e) Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công;

g) Phối hợp với khoa KSNK thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, KSNK trong bệnh viện;

h) Phối hợp với Trung tâm Đào tạo thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên hàng năm;

i) Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến;

k) Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.

- Trình độ chuyên môn của Phòng Điều dưỡng và Điều dưỡng trưởng khoa/phòng:

 

 

Chuyên môn

Điều dưỡng

Hộ sinh

Kỹ thuật viên

Tổng cộng

Sau đại học

3

0

1

4

Đại học

16

3

0

19

Cao đẳng

3

0

0

3

Trung học

0

0

0

0

Tổng cộng

22

3

1

26

 

III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020

A. MỤC TIÊU.

1. Cải thiện chất lượng chăm sóc nhằm đem lại sự hài lòng cho người bệnh

2. Xây dựng đội ngũ điều dưỡng có kỹ năng giao tiếp tốt và chuyên nghiệp

3. Phát huy chức năng độc lập và phối hợp của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh

3. Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều dưỡng

4. Đào tạo và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của điều dưỡng

 

B. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

1.  Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ về chăm sóc người bệnh theo Thông tư Số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2.  Đảm bảo đủ các điều kiện để cung cấp các dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh chăm sóc người bệnh trong bệnh viện có chất lượng đạt BV hạng I.

3. Phát triển nguồn nhân lực ĐD/HS/KTV về số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ phù hợp, hướng tới việc cân đối giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.

4.  Phát triển năng lực cho ĐD/HS/KTV thông qua kế hoạch đào tạo liên tục, đào tạo theo kế hoạch, đào tạo khi có dịch bệnh bùng phát cho đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh trong đó tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao ở một số khoa trọng điểm, đào tạo nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo cho đội ngũ ĐD/HS/KTV trưởng.

5. Tổ chức thực hiện tốt Quy chế bệnh viện, xây dựng kế hoạch triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên về nâng cao chất chăm sóc người bệnh. Quán triệt toàn thể ĐD/HS/KTV phải làm tốt chuyên môn nghiệp vụ của mình, tổ chức thực hiện tốt QTKT và QTCS người bệnh, không để xảy ra sai sót chuyên môn làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

6. Tăng cường công tác đào tạo lại, đào tạo tại chỗ theo Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực điều dưỡng, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, bình phiếu CS theo kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn tại các khoa lâm sàng trong toàn bệnh viện. Cập nhật kịp thời những kiến thức mới nhằm phục vụ kịp thời cho công tác chăm sóc người bệnh.

7. Thường xuyên quán triệt ĐD/HS/KTV nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh. Thực hiện tốt 12 điều y đức, quy tắc ứng xử của ngành y tế, kỹ năng giao tiếp với người bệnh. Phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà trọng tâm là học tập theo lời dạy của Bác “Thầy thuốc như mẹ hiền” nhằm giáo dục nâng cao y đức cho ĐD/HS/KTV, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, đồng thời đây cũng là phong trào thi đua, là tiêu chí để bình xét danh hiệu lao động hằng năm của toàn thể ĐD/HS/KTV của bệnh viện.

8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế CSNB, quy tắc ứng xử… khen thưởng kịp thời về tinh thần và vật chất cho cá nhân điều dưỡng và tập thể có thành tích.

9. Duy trì hoạt động tiếp nhận và xử lý thông tin, ý kiến của người bệnh qua các buổi họp hội đồng người bệnh, qua hòm thư góp ý, đường dây nóng… để giải quyết kịp thời những thắc mắc, khiếu nại của người bệnh.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

VIDEO MỚI 



Truy cập hôm nay 151
Hôm qua 351
Tuần này 1663
Tuần trước 2422
Tháng này 6148
Tháng trước 9491
Tổng lượt truy cập 554650
Đang truy cập 4

Lên đầu trang